Tôn chỉ hành đạo (sơ lược) Minh_Đăng_Quang

Với chí nguyện "nối truyền Thích Ca chính pháp", Sư đã quyết chí đi theo con đường truyền thống mà Phật Thích Ca (Tất-đạt-đa Cồ-đàm) đã vạch ra, noi gương Phật Tăng xưa sống đời phạm hạnh của một "du phương khất sĩ". Tuy nhiên, từ nguồn suối tâm linh này, Sư tiếp tục khơi thông nguồn mạch, thuận duyên hành đạo trong cộng đồng dân tộc Việt, để khai sáng ra hệ phái Phật giáo Khất sĩ Việt Nam. Nghĩa là mặc dù cách tu học theo lối "khất sĩ" đã có từ thời Phật Thích Ca còn tại thế, nhưng theo hòa thượng Thích Giác Toàn, thì trong cách tu học của hệ phái do Tổ sư sáng lập vẫn có "một sắc thái Phật giáo đặc thù, biệt truyền tại miền Nam Việt Nam"[1].

Về mục đích của sự tu tập theo lối "khất sĩ", Sư giải thích đại ý như sau: "Sự xin ăn không phải là hèn kém, chẳng qua việc ấy nhắc nhở người tu hành phải biết nhẫn nhục và chịu đựng những thử thách, để lòng tự ái, dục vọng...chóng tiêu dần. Đồng thời qua đó, nó còn giúp người tu luyện trí, tạo cho mình những niềm lạc quan siêu thoát hơn. Về phần người bố thí, qua hình ảnh của người "khất sĩ", họ sẽ hiểu được phần nào là "an vui thanh sạch", là "trầm luân khổ ải" để sớm thức tỉnh, tìm đến con đường giải thoát phiền muộn. Tóm lại, đối với người tu, nếu không làm "khất sĩ" để vừa hóa trai, vừa tu học thì không dễ gì đạt được đạo quả vô thượng" [6].

Trong một bài viết do Hệ phái Khất Sĩ biên soạn đăng trên báo Giác Ngộ, ý nghĩa của sự "khất sĩ" lại được lý giải như sau: Khất là xin, sĩ là học. Xin rồi lại cho, học rồi lại dạy. Xin phẩm thực để nuôi thân giả tạm, cho sự thiện lành phước đức để bảo giữ sự sống dài lâu. Học bằng cách thu thập ở khắp nơi, rút tỉa, rồi chỉ lại cho người. Cái xin, cái cho, cái học, cái dạy... tựa như các pháp nương sanh, mở ra con đường xán lạn cho tất cả về sau tiến bước. Con đường ấy kêu là Đạo...[7].

Cụ thể là: dù ở nơi nào, trước đây, mỗi sáng các đệ tử theo hệ phái Khất sĩ "đầu trần, chân đất" ôm chiếc y bát đi hóa duyên, đến trưa (giờ Ngọ) tìm nơi vắng vẻ thọ thực tùy theo số thức phẩm có được, và buổi chiều đi thuyết giảng đạo tại các nơi đông dân cư...[8] Với phương châm hành đạo do Sư đề ra là:

Nên tập sống chung tu học:Cái Sống là phải sống chung,Cái Biết là phải học chung,Cái Linh là phải tu chung.

Có nghĩa sống chung tu học để nung đúc, rèn luyện, tăng trưởng cái Sống, cái Biết, cái Linh; đó chính là cụ thể hóa tinh thần Tam tụ-Lục hòa[9] mà chư Phật đã dạy từ ngàn xưa...[1].

Đồng thời, Sư cũng khuyến khích các cư sĩ tại gia tích cực gắn bó trong cuộc sống, cùng chung xây dựng một cõi đời đạo đức, một cuộc sống an vui hạnh phúc ngay tại thế gian này bằng cách:

Mỗi người phải biết chữMỗi người phải thuộc giớiMỗi người phải tránh ácMỗi người phải (học đạo) làm thiện [3].

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Minh_Đăng_Quang http://www.quangduc.com/luanvan/khoa5-39lienhoa.ht... http://www.wattpad.com/wap/240640?m=1 http://daophatkhatsi.net/hephaikhatsi/ http://vuontam.net/news.php?id=1465 http://daophatkhatsi.vn/he-phai/ts-minh-dang-quang... http://www.giacngo.vn/lichsu/2009/02/23/5FC61B/ https://nigioikhatsi.net/su-he-phai/luoc-su-phap-v... https://web.archive.org/web/20120615042818/http://... https://web.archive.org/web/20120622125308/http://... https://web.archive.org/web/20120724071330/http://...